Giấy dầu chống thấm tự dính là sản phẩm được tạo nên từ hỗn hợp Bitum và hợp chất nhựa cao phân tử Polymer. Với mục đích sử dụng chính là chống thấm, được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình xây dựng từ dân dụng đến công nghiệp.
Với thiết kế tự dính, giấy dầu chống thấm tự dính được thi công ngụi, không cần sự hỗ trợ nhiều của máy móc. Giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, đồng thời giảm chi phí nhân công và chi phí thiết bị thi công.
Các công trình thường sử dụng giấy dầu chống thấm tự dính có thể kể đến:
- Công trình dân dụng: Chống thấm mái nhà, nền nhà, chống thấm sân thượng, bể bơi, tầng hầm, hồ chứa,..
- Công trình công nghiệp: Chống thấm mái nhà xưởng, đập thủy điện, kênh mương, đường giao thông, đường bê tông, sân bay, bãi rác, hầm biogas,…
Ứng dụng của giấy dầu chống thấm tự dính
- Thi công chống thấm cho công trình xây mới
- Dùng lót đường để chống thấm và bảo vệ cho lớp bê tông, giúp giảm nhiệt, chống lại bức xạ nhiệt của mặt trời. Đảm bảo tuổi thọ của công trình.
- Sửa chữa, chống thấm mái nhà dân dụng, nhà xưởng, đặt biệt là phần mái tôn.
Các loại giấy dầu chống thấm tự dính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giấy dầu chống thấm tự dính khác nhau. Với những loại giấy dầu được sản xuất từ thành phần khác nhau, chức năng và ứng dụng cụ thể của loại màng đó cũng có sự khác biệt.
- Giấy dầu Autotak: Được làm từ nhựa bitum chưng cất với nhựa SBS với lớp phủ có dính trên mặt dưới và một lớp đá tự bảo vệ bên trên. Loại giấy dầu này được xuất xứ từ Italy.
- Giấy dầu chống thấm bitum: Được làm từ hỗn hợp bitum và hợp chất nhựa polimer. Một mặt được phủ một lướp màng nhôm (Al), một mặt được trang bị một lớp màng Silicon. Các thương hiệu giấy dầu bitum phổ biến hiện này là: Kukdong, Hanbon, Ravi, TTC, Petroleum.
- Giấy dầu Bitustick: Được sản xuất từ vật liệu gốc bitum, bề mặt phủ HDPE, mặt còn lại được bảo vệ bởi một lớp màng Silicon.
Các phương pháp chống thấm bằng vật liệu góc bitum
Có 3 phương pháp thi công chống thấm với vật liệu góc bitum.
- Dạng chất lỏng
- Dạng tự dính
- Dạng quét